UBQG Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam triển khai kế hoạch công tác năm 2018

 06/05/2019

Ở Nghệ An, thời gian qua, công tác cán bộ nữ luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, nhờ đó đội ngũ cán bộ nữ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực tiễn công tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ.

Bản lĩnh và trách nhiệm
Thực tiễn ở Nghệ An, ở cơ quan Đảng, chính quyền và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở, nơi nào mà vị trí chủ chốt do cán bộ nữ đảm nhận thì ở đó đều có sự nổi bật về phong trào, thể hiện vai trò “đầu tàu”, sẵn sàng “dấn thân” của các cán bộ nữ, đặc biệt ở những nơi khó khăn. Xã Diễn Tháp (Diễn Châu), trước năm 2010 luôn là địa phương được đánh giá mức trung bình của huyện. Đến nay, Diễn Tháp đã vươn lên trở thành một trong những xã dẫn đầu trong nhiều phong trào của huyện. Có được thành công đó, ngoài nỗ lực của đảng bộ, chính quyền và nhân dân còn phải kể đến vai trò “đứng mũi chịu sào” của đồng chí Chu Thị Khuyên, Chủ tịch UBND xã. Từ các vị trí Thường vụ Đoàn xã, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, Phó Chủ tịch UBND, Thường vụ trực Đảng, tháng 5/2010, chị Khuyên được đề bạt giữ chức Chủ tịch UBND xã. Mặc dù đã được “tôi luyện” qua nhiều vị trí công tác nhưng khi đảm nhận vị trí công tác mới chị không khỏi gặp những khó khăn, thử thách cần phải có sự nỗ lực, cố gắng lớn. Với cương vị Chủ tịch UBND xã, khả năng bao quát, năng lực điều hành quản lý nhà nước thể hiện trên nhiều lĩnh vực: kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh; những vấn đề nhạy cảm, phức tạp trực tiếp liên quan đến người dân như giải phóng mặt bằng, đơn thư khiếu nại, tố cáo... Song, bằng sự chịu khó, nỗ lực, nhất là biết quan tâm sâu sát, động viên kịp thời cán bộ, công chức và chính bằng tấm gương vượt khó của mình, chị đã quy tụ được trí tuệ và sự đóng góp của các tập thể vì nhiệm vụ chung. Khi nói về công việc của mình, chị Khuyên, chia sẻ: “Là một cán bộ nữ, có những khó khăn riêng, nhưng tôi luôn chịu khó, trách nhiệm cao trong công việc nên dù vất vả cũng cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ. Bản thân tôi còn có hậu phương, đó là chồng và các con rất tạo điều kiện ủng hộ để tôi yên tâm tập trung lo việc chung”.
Chị Hồ Thị Tâm, Bí thư Đảng ủy xã Diễn Thành cho rằng: “Nữ cũng như nam, khi được giao nhiệm vụ đều cố gắng hoàn thành, không thể vì mình là nữ để giảm bớt việc; ngược lại phải tích cực hơn để cho mọi người thấy nữ không hề thua kém nam giới. Vì vậy, tổ chức cần phải quan tâm, nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực của cán bộ nữ, bởi thực tế có nhiều chị em có thể đảm nhận và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao”. Trong quá trình công tác, Chị luôn biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền, các phòng, ban tổ chức giải quyết những nhu cầu, kiến nghị chính đáng của nhân dân: chính sách giải phóng mặt bằng, ngăn chặn tình trạng cấp đất sai quy định, thực hiện chính sách cho người có công, chính sách xã hội đi vào nền nếp, đảm bảo đủ chế độ và đúng đối tượng, tăng cường quản lý hoạt động du lịch biển; chỉ đạo tổ chức đề án vệ sinh môi trường, từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trên bãi biển Diễn Thành...
Đến huyện Thanh Chương, chúng tôi được gặp chị Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện là một trong những cán bộ nữ tiêu biểu. Từ cán bộ chuyên trách dân số, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã, chị được bầu giữ chức Bí thư Đảng ủy xã Thanh Đức từ năm 2005, sau đó là Chủ tịch Hội Phụ nữ huyện Thanh Chương. Khi còn ở vị trí Bí thư Đảng ủy xã Thanh Đức, chị là một người lãnh đạo quy tụ được sức mạnh của cấp ủy. Nhờ chịu khó đi sâu tìm hiểu cơ sở, nghiên cứu các chủ trương, chính sách để cụ thể hóa vào thực tiễn địa phương, từ một xã biên giới khó khăn, xa trung tâm, dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, đứng đầu là đồng chí bí thư nữ bản lĩnh và trách nhiệm, Thanh Đức đã trở thành xã có phong trào khá tốt của huyện Thanh Chương. Ở cương vị là Chủ tịch Hội Phụ nữ, đồng chí đã tiếp cận, trăn trở, bám sát phong trào Hội và tập hợp được chị em vào tổ chức hội, đưa hoạt động của Hội Phụ nữ đi vào thực chất, thiết thực và hiệu quả. Với cương vị đại biểu HĐND tỉnh, chị là một đại biểu nữ bản lĩnh, trách nhiệm, đáp ứng sự mong muốn và gửi gắm ý chí và nguyện vọng của cử tri tỉnh nhà.
Từ thực tế đội ngũ cán bộ nữ của trên địa bàn tỉnh. đồng chí Đặng Anh Dũng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Chương và đồng chí Ngô Sỹ Thành, Phó Ban Tổ chức Huyện ủy Diễn Châu, đều cho rằng: Thực tiễn cán bộ nữ khi được giao nhiệm vụ, họ có ưu thế là tận tâm, trách nhiệm, rất có ý thứcvới công việc, ít thấy cán bộ nữ lơ là, thiếu trách nhiệm. Khi cán bộ nữ được giao vị trí quan trọng, với tính cách của nữ giới, họ biết cách vận động, tập hợp lực lượng, do đó tạo được sự đồng thuận, ủng hộ cao. Trong những trường hợp cần thiết, họ có có thái độ kiên quyết để xử lý công việc. Vì vậy, cán bộ nữ khi lựa chọn “trúng” tiêu chuẩn, phẩm chất và đặt đúng vị trí thì mức độ an toàn, mức độ hoàn nhiệm vụ  cao.
Càng lên cao càng... giảm
Trong công tác cán bộ, tỉnh Nghệ An đã quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ ngày càng phát triển về số lượng và đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới. Tỉnh ủy đã có Nghị quyết 04/NQ-TU của BCH Đảng bộ tỉnh về chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2006 – 2010, trong đó chú trọng thực hiện Đề án 02/ĐA-TU về “đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, cán bộ cơ sở, cán bộ trẻ có triển vọng”; Chỉ thị 31/CT-TU về tăng cường lãnh đạo công tác cán bộ nữ thời kỳ CNH, HĐH đất nước; đồng thời triển khai, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Trung ương về công tác cán bộ nữ. Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy và cấp ủy các cấp đã chỉ đạo quyết liệt, tạo ra những bước chuyển biến tích cực về công tác cán bộ nữ. Thực tế cho thấy  tỷ lệ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trên một số lĩnh vực tăng lên, cụ thể: tham gia đại biểu Quốc hội khóa XIII có 3/13 đại biểu (đạt 23,2%, tăng 3,1%); tham gia cấp ủy nhiệm kỳ 2010 – 2015 ở cấp huyện 122/777 đồng chí (chiếm 15,7%, tăng 0,7%); cấp xã là 1.313/7.621 đồng chí (chiếm 17,2%,tăng 3,1%); tham gia HĐND cấp huyện chiếm gần 28% (tăng 2,5%); cấp xã chiếm 23% (tăng 2,13%). Riêng đội ngũ lãnh đạo nữ cấp tỉnh có 31 đồng chí (tăng thêm 9 người); cấp huyện 15, cấp xã là 152 đồng (tăng 43 đồng chí). Đồng chí Nguyễn Thanh Hiền, nguyên Bí thư Huyện ủy Anh Sơn, khẳng định: Ở địa bàn Anh Sơn, những cán bộ nữ có cơ hội để phát triển đều đã được tổ chức phát hiện, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và và sử dụng. Ở những đơn vị có đông cán bộ nữ như trường học, bệnh viện đều thực hiện được cán bộ nữ lãnh đạo, tỷ lệ đại biểu nữ tham gia HĐND huyện khá cao. Gần đây, trong quy hoạch cán bộ, các cấp ủy cũng đều cố gắng phát hiện, bố trí cán bộ nữ ở nhiều chức danh.
Tuy nhiên, nhìn toàn diện nhiều nhiệm kỳ đại hội Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp ở Nghệ An đều không đạt về tỷ lệ cán bộ nữ. Theo quy định, tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảm bảo 15%, nhưng thực tế ở nhiệm kỳ 2005 – 2010, cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh chỉ đạt 13,5% và nhiệm kỳ 2010 – 2015 chỉ đạt 7,2% (sau đó bầu bổ sung thêm 1 cán bộ nữ, đạt 8,7%). Tỷ lệ nữ tham gia vào cơ quan dân cử theo Chiến lược Quốc gia về Bình đẳng giới, giai đoạn 2011 - 2020 phải đảm bảo 35%, nhưng thực tế tỷ lệ cán bộ nữ trong Quốc hội, HĐND cấp huyện và xã mặc dù đã tăng hơn so với nhiệm kỳ trước (trừ tỷ lệ nữ tham gia đại biểu HĐND tỉnh giảm 7,9%) song lại thấp so với quy định. Đồng chí Nguyễn Thị Kim Anh, Ủy viên Thường trực chuyên trách Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, cho biết: Tại các hội nghị toàn quốc về công tác vì tiến bộ phụ nữ, Nghệ An luôn được đánh giá là một trong số địa phương dẫn đầu toàn quốc, nhưng về công tác cán bộ nữ vẫn còn hạn chế.
Xét ở góc độ đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống cơ quan Đảng, cơ quan quản lý nhà nước, tính từ trước đến nay chưa có cán bộ nữ giữ vị trí Bí thư và Phó Bí thư Tỉnh ủy. Số cán bộ nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy rất ít, thường chỉ có 1 đồng chí. Trong số cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, hiện chỉ có 1 đồng chí giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Số cán bộ nữ giữ cương vị cấp trưởng ở các sở, ban, ngành cấp tỉnh chỉ có 5 đồng chí, chủ yếu làm cấp phó (23 đồng chí). Ở các ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn; Lao động – Thương binh và Xã hội, lâu nay không có cán bộ nữ tham gia lãnh đạo. Riêng ở cấp huyện và xã, nhiệm kỳ 2010 – 2015 này, tỷ lệ nữ cán bộ lãnh đạo trong cấp ủy, chính quyền tuy có tăng so với nhiệm kỳ trước, nhưng nhìn chung tỷ lệ còn thấp.
Nguyên nhân và giải pháp
Về những tồn tại, hạn chế về công tác cán bộ nữ nêu trên, theo đồng chí Đậu Văn Thanh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết “đang thiếu một giải pháp đột phá, quyết liệt cho công tác cán bộ nữ”. Thực tế, cấp ủy các cấp có nhận thức đầy đủ về công tác cán bộ nữ nhưng việc quan tâm thật sự đến công tác này chưa nhiều. Khi khuyết một vị trí cán bộ, nếu cân nhắc để giới thiệu cán bộ nữ thì cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu thường cầu toàn, đôi khi khắt khe nên chưa tạo cơ hội hay nói cách khác chưa ưu tiên cho cán bộ nữ. Có những vị trí thậm chí mặc định cụ thể cho người A, người B  nên cán bộ nữ cũng rất khó để “lọt vào danh sách”. Bên cạnh đó, bản thân chị em phụ nữ nhìn nhận, đánh giá nhau vẫn còn theo hai khuynh hướng. Có lúc tả khuynh, quá cầu toàn trong cách nhìn nhận, đánh giá, giới thiệu, đề bạt; có lúc hữu khuynh, theo cảm tính để đấu tranh, giới thiệu cán bộ nữ đã tạo ra “hiệu ứng”, tiền lệ xấu. Mặt khác, sự cố gắng vươn lên của nhiều chị em phụ nữ chưa cao, mà nguyên nhân do tự ti, ngại va chạm, muốn an phận chăm lo gia đình, dẫn đến nguồn cán bộ nữ để cho các cấp ủy bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch và sử dụng ít hơn nam giới, mặc dù số cán bộ, công chức nữ trong các cơ quan đảng, chính quyền ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ đáng kể.
Về mặt khách quan, áp lực tư tưởng trong quan hệ xã hội khiến đội ngũ cán bộ nữ có những hạn chế về điều kiện giao tiếp, tiếp cận, phấn đấu, tư tưởng trọng nam, khinh nữ… phần nào ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, đánh giá, lựa chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ nữ.
Rõ ràng, khi tỷ lệ phụ nữ chiếm trên 50% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội; chất lượng, trình độ của cán bộ nữ cũng đang ngày một nâng lên, thì vấn đề đặt ra là cần có giải pháp cho công tác cán bộ nữ tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng này. Đồng chí Nguyễn Thanh Hiền, cho rằng: Thứ nhất, tổ chức, đặc biệt là người đứng đầu cần có thái độ, quan điểm tạo cơ hội, môi trường để chị em được tham gia, phát triển, đồng thời kịp thời phát hiện, bỗi dưỡng, đào tạo cán bộ nữ. Thứ hai, bản thân phụ nữ phải chủ động học hỏi, phấn đấu, chịu khó trau dồi năng lực trình độ, kinh nghiệm để đảm bảo các tiêu chuẩn.
Đồng chí Hoàng Văn Phi, Bí Thư Huyện ủy Hưng Nguyên; đồng chí Trương Hồng Phúc, Bí thư Huyện ủy Đô Lương; đồng chí Đặng Anh Dũng, Phó Bí Thư Thường trực Huyện ủy Thanh Chương, cho rằng: Quan trọng là quan điểm, thái độ của người đứng đầu cấp ủy cùng với cấp ủy cần phải quyết liệt hơn khi nhìn nhận, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ nữ. Nếu khi cân nhắc một vị trí nào đó, giữa một bên là cán bộ nữ, một bên là cán bộ nam, trên cơ sở tiêu chuẩn “cứng” là năng lực, trình độ, không nên quá cầu toàn đối với cán bộ nữ; trong trường hợp cần lựa chọn giữa “chín” và “mười” nên có thái độ quyết liệt ưu tiên, mạnh dạn bố trí, đề bạt cán bộ nữ vào các chức danh lãnh đạo. Trong quá trình công tác, cấp ủy cần có trách nhiệm tạo điều kiện, quan tâm hướng dẫn, kèm cặp, hỗ trợ cán bộ nữ thực thi chức trách, đi học nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị.
Để tiếp tục thực hiện các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) đề ra: Phấn đấu đến năm 2020, cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%; các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ, đồng chí Đậu Văn Thanh, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy khẳng định:
Cấp ủy các cấp, từng ngành, đơn vị cần tiếp tục quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phụ nữ. Xác định công tác phụ nữ và cán bộ nữ là nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cả hệ thống chính trị.
Đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp với thực tiễn của đơn vị, địa phương, khắc phục những hạn chế, thiếu sót, giao chỉ tiêu “cứng” về tỷ lệ cán bộ nữ và xem đó là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cấp, ngành, đơn vị.
Đẩy mạnh công tác tư tưởng, làm tốt công tác bình đẳng giới, tạo điều kiện cho phụ nữ có một tâm thế tốt, không bị áp lực với định kiến xã hội, dư luận để có thể cống hiến một cách bình đẳng; đồng thời tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho chính chị em phụ nữ, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, nêu cao tinh thần tự chủ, khắc phục khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Quan tâm thực hiện tốt các chính sách khuyến khích cán bộ nữ trong công tác khen thưởng, trong chế độ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn. Điều quan trọng là mạnh dạn quy hoạch, tạo nguồn sớm đội ngũ cán bộ nữ gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một cách hợp lý nhằm phát huy một cách tốt nhất năng lực, sở trường, trí tuệ của đội ngũ cán bộ nữ cho sự phát triền kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tăng cường công tác cán bộ nữ không chỉ để có cơ cấu nữ trong bộ máy lãnh đạo, mà chính là khơi dậy, phát huy tiềm năng của phụ nữ tham gia đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả hơn cho sự phát triển đất nước, gia đình và xã hội. Bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ chỉ có được khi cả hai giới nam và nữ cùng đồng hành, chia sẻ và nâng đỡ cho nhau.

Có thế bạn quan tâm ?

Nghệ An: Công tác bình đẳng giới chuyển biến tích cực và toàn diện

 11/10/2022

(laodongvacongdoan.vn) 15 năm thực hiện nghị quyết của Trung ương và Luật Bình đẳng giới (giai đoạn 2007 – 2022), các cấp, các ngành, cán bộ, Nhân dân Nghệ An đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh đề ra về công tác BĐG; tạo bước chuyển biến đồng bộ và hiệu quả.

Cơ hội trúng cử của nữ ứng cử viên - Phân tích từ kết quả bầu cử Quốc hội khóa XV

 16/08/2021

(Hội LHPN Việt Nam) - Kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV đã diễn ra thành công, trong đó phải kể đến thành tích đạt tỷ lệ nữ đại biểu lên đến 30,26% - cao nhất kể từ Quốc hội khóa VI trở lại đây. Nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đã tăng cả về chất lượng và số lượng, dự đoán sẽ mang đến nhiều đóng góp tích cực cho Quốc hội và đất nước. Để có thể duy trì và phát huy kết quả này, cần giải quyết những hạn chế liên quan đến kết hợp cơ cấu ứng cử viên và sắp xếp ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử.

Đề xuất sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

 25/07/2021

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

 20/07/2021

Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Việt Nam đã có một khung pháp lý khá đầy đủ để bảo đảm quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tham chính. Tuy nhiên, để hướng tới việc bình đẳng giới thực chất, đòi hỏi người đứng đầu các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải cùng nhau hành động.

Nghệ An có 1590 nữ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ các cấp

 21/11/2019

Đó là thông tin được báo cáo tại Hội nghị Tổng kết đánh giá hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Nghệ An năm 2019 được tổ chức sáng 21/11. Chủ trì hội nghị có đồng chí Đoàn Hồng Vũ – Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở LĐTB &XH, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh. Tham dự hội nghị có đại diện Sở Nội vụ, Tỉnh đoàn, các sở, ban ngành, Hội phụ nữ các cấp...

Bình đẳng giới: Nhìn từ công tác cán bộ nữ ở Nghệ An

 22/11/2019

Mục tiêu số 1 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng Giới giai đoạn 2011-2020 là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã rất quan tâm công tác cán bộ nữ, từ tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và chính sách cán bộ.

Tăng cường vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý và nữ đại biểu dân cử

 24/05/2019

Sáng nay (24/5/2019), tại thành phố Vinh, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Nghệ An tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý và nữ đại biểu dân cử.

Lựa chọn cán bộ nữ tiêu biểu, xuất sắc để bố trí, sử dụng hợp lý

 24/05/2019

Tiếp tục lựa chọn, phát hiện những cán bộ nữ tiêu biểu, xuất sắc, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội. Đó là ý kiến của đồng chí Võ Thị Minh Sinh –Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Công tác cán bộ nữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

 06/05/2019

TCCSĐT - Trong nhiều năm qua, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ nữ, nhất là sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 12 - Trường Thi - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 02383 598 899
Email: banvstbpnnghean@gmail.com