Công tác cán bộ nữ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

 06/05/2019

TCCSĐT - Trong nhiều năm qua, quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ nữ, nhất là sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,

Để giúp Thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác cán bộ nữ, từ năm 1994, Ban Thường vụ Thành ủy đã quyết định thành lập Tiểu ban công tác cán bộ nữ của Thành ủy (gồm: lãnh đạo Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy và một số sở - ngành, đoàn thể Thành phố, do đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy làm Trưởng ban). Qua gần 18 năm hoạt động, Tiểu ban công tác cán bộ nữ cùng với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố đã phát huy tốt vai trò tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các chương trình, kế hoạch chỉ đạo thực hiện công tác phụ nữ; công tác tạo nguồn quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ nữ.

Thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, các quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở, cơ sở trực thuộc Thành ủy, các sở - ngành, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội thành phố đã tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, tình hình đội ngũ cán bộ nữ của từng đơn vị, địa phương để làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ trẻ tuổi có triển vọng; chăm lo phát triển tài năng nữ, quan tâm bố trí, đề bạt, bổ nhiệm, từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành, nhằm xây dựng và phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ thành phố đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cùng với việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nữ, Ban Thường vụ Thành ủy, các quận ủy, huyện ủy đã tập trung củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp, để phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện công tác phụ nữ, thông qua các phong trào phát hiện những nhân tố tích cực đưa vào tổ chức Hội, qua đó tạo nguồn quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ nữ bổ sung cho các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp.

Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Ban Thường vụ Thành ủy về công tác cán bộ nữ của Thành phố đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành. Hầu hết các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội đã nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của cán bộ nữ, quan tâm hơn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ, góp phần từng bước nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức trong hệ thống chính trị Thành phố. Tỷ lệ cán bộ nữ tham gia ban chấp hành đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2010-2015 vượt yêu cầu đề ra trong Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Cán bộ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố lần thứ IX đạt 18,84% (13 cán bộ, tăng 1,89% so với khóa trước); ban chấp hành đảng bộ quận, huyện: 270 cán bộ (đạt 26,63%, tăng 0,01%); ban chấp hành đảng bộ cấp trên cơ sở khối sở - ngành Thành phố và bộ, ngành trung ương: 26 cán bộ (đạt 15,40%, tăng 0,43%); ban chấp hành đảng bộ cơ sở khối quận, huyện đạt 31,44% (tăng 3,85%); ban chấp hành đảng bộ phường - xã, thị trấn  đạt 33,1% (tăng 4,73%); cán bộ nữ là đại biểu Quốc hội khóa XIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đạt 26,67% (8 cán bộ, tăng 4,93%); cán bộ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố khóa VIII đạt 22,11%  (21 cán bộ, tăng 1,06%); Cán bộ nữ trong diện quy hoạch cán bộ dài hạn của Thành ủy đạt 53,55%; cán bộ nữ tham gia Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đạt 50,52%; cán bộ nữ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2006-2010 đạt 38,49%. Phát triển đảng trong phụ nữ ngày càng tăng (từ năm 2006 đến  năm 2010, Đảng bộ thành phố đã kết nạp được 15.726 đảng viên nữ/39.808 đảng viên mới, đạt 39,50%; trong đó, năm 2006: tỷ lệ đảng viên nữ được kết nạp chiếm 36,71%, năm 2007: 37,38%, năm 2008: 39,73%, năm 2009: 41,69%, năm 2010: 41,43% so với tổng số đảng viên mới của từng năm).

Tuy nhiên, việc thực hiện công tác cán bộ nữ chưa được cấp ủy, lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị quan tâm, chỉ đạo đúng mức; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ chưa đồng đều ở các cấp, các ngành, một số chỉ tiêu đề ra trong Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy chưa đạt yêu cầu đề ra (còn 39/138 đơn vị sở - ngành thành phố chưa có cán bộ nữ trong ban lãnh đạo; cấp ủy viên là nữ trong Thành ủy, quận ủy, huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở chưa đạt chỉ tiêu đề ra là 30%). Trình độ, năng lực cán bộ nữ tuy được nâng lên nhưng vẫn chưa ngang tầm với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa tương xứng với vai trò, vị trí của phụ nữ và lao động nữ Thành phố. Tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý ở một số cơ quan, đơn vị hiện nay có chiều hướng giảm so với cùng kỳ năm trước (do sau đại hội đảng bộ các cấp một số cán bộ nữ nghỉ hưu nên số cán bộ nữ các chức danh diện Thành ủy quản lý giảm 17,72% (182/1027 cán bộ nữ, giảm gần 1% so cùng kỳ năm 2010); thường trực cấp ủy quận, huyện là nữ giảm 23,28% (17/73 cán bộ nữ, giảm 8,77% so với năm 2009, thời điểm sơ kết một năm thực hiện Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Thành ủy). 

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác cán bộ nữ, nâng cao tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý các cấp, nhất là cán bộ nữ diện Thành ủy quản lý trong thời gian tới, Thành ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cán bộ nữ, cụ thể như sau:

Về chỉ tiêu: “Phấn đấu cán bộ nữ tham gia cấp ủy các cấp đạt từ 30% trở lên. Các sở - ban - ngành thành phố đều có cán bộ nữ tham gia trong ban lãnh đạo. Phấn đấu tăng tỷ lệ lãnh đạo cấp phòng, ban là nữ trên 30%. Phát triển đảng viên mới là nữ đạt 40% trở lên. Đào tạo cán bộ nữ đạt 45% trở lên”.                          

Về giải pháp:

1. Tiếp tục quán triệt sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ nữ, Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Thành ủy, nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; xác định công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ là nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ, chính quyền, mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và cả hệ thống chính trị thành phố; qua đó đề ra các giải pháp thiết thực, cụ thể, phù hợp với thực tiễn của đơn vị, địa phương, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, kịp thời đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để nâng cao hiệu quả thực hiện công tác cán bộ nữ của thành phố.

2. Các cấp ủy, tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu các sở - ngành thành phố, quận, huyện cần phải quán triệt công tác quy hoạch cán bộ nói chung, trong đó có quy hoạch cán bộ nữ là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa mang tính lâu dài; nắm vững yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tập trung chỉ đạo xuyên suốt với quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nữ; quan tâm, tạo điều kiện thời gian, kinh phí để tổ chức các sinh hoạt chuyên đề, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, tham quan, học tập trong và ngoài nước …, thông qua hoạt động Câu lạc bộ cán bộ nữ chủ chốt thành phố, sở - ngành, quận huyện, để giúp cán bộ nữ bổ sung kiến thức, nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm công tác; thường xuyên theo dõi hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ nữ, qua đó kịp thời phát hiện cán bộ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực và triển vọng phát triển để bổ sung vào nguồn quy hoạch cán bộ chủ chốt của từng địa phương, đơn vị. Sau quy hoạch, nhanh chóng xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ, đồng thời sớm bố trí cán bộ nữ trong quy hoạch tiếp cận vào chức danh được quy hoạch để thử thách, rèn luyện, đào tạo cán bộ nữ từ thực tiễn công tác ở cơ sở. Phấn đấu thực hiện tốt  các chỉ tiêu đề ra trong Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Thành ủy, nhất là đối với các cơ quan, đơn vị chưa có cán bộ nữ trong ban lãnh đạo, cần có kế hoạch rà soát, chọn cán bộ nữ bổ sung quy hoạch, tích cực đào tạo, bồi dưỡng để đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ trong quy hoạch.

3. Đẩy mạnh thu hút, đào tạo cán bộ nữ trẻ trong Chương trình quy hoạch cán bộ dài hạn, Chương trình quy hoạch tạo nguồn cán bộ lãnh đạo quản lý xuất thân từ công nhân, Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, để tạo nguồn cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trẻ tuổi ở các cấp, các ngành, gắn với việc luân chuyển, đào tạo cán bộ nữ từ thực tiễn cơ sở (phường - xã, thị trấn, doanh nghiệp); phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu quy hoạch, đào tạo 100 cán bộ lãnh đạo, quản lý xuất thân từ công nhân; tập trung chuẩn bị nguồn, phấn đấu nâng tỷ lệ cán bộ nữ  tham gia vào cấp ủy các cấp nhiệm kỳ tới đạt yêu cầu chỉ đạo của Thành ủy.

4. Tiếp tục kiện toàn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Tiểu ban công tác cán bộ nữ của Thành ủy và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố để phát huy tốt vai trò tham mưu giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 31-CTr/TU của Thành ủy, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác phụ nữ, công tác cán bộ nữ của thành phố.   

5. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố tiếp tục nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp giúp Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho phụ nữ, đội ngũ  cán bộ nữ về bình đẳng giới, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết vượt khó, vươn lên để không ngừng tiến bộ, hoàn thiện phẩm chất, năng lực đóng góp ngày càng nhiều cho gia đình và xã hội.

Cùng với việc thực hiện các giải pháp nêu trên, trong thời gian tới để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ nữ, nhất là cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý thành phố, kiến nghị Trung ương xem xét có chủ trương kéo dài thời gian công tác đến 60 tuổi đối với cán bộ nữ chủ chốt làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội phù hợp điều kiện sức khỏe, tính chất công việc của  cán bộ nữ trong lĩnh vực này, nhằm thiết thực thực hiện mục tiêu, quan điểm bình đẳng giới, đồng thời “thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa nam và nữ trong quy hoạch đào tạo, đề bạt và bổ nhiệm cán bộ” đề ra trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị.     

Từ vị trí, vai trò quan trọng của công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ nữ nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và các cấp ủy luôn xác định nhiệm vụ công tác cán bộ nữ là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị Thành phố; qua đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo  thực hiện có hiệu quả các giải pháp thực hiện công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ, để thiết thực xây dựng đội ngũ cán bộ nữ  ngày càng vững mạnh, góp phần thực hiện tốt mục tiêu phát triển thành phố trong giai đoạn mới./.    

Có thế bạn quan tâm ?

Nghệ An: Công tác bình đẳng giới chuyển biến tích cực và toàn diện

 11/10/2022

(laodongvacongdoan.vn) 15 năm thực hiện nghị quyết của Trung ương và Luật Bình đẳng giới (giai đoạn 2007 – 2022), các cấp, các ngành, cán bộ, Nhân dân Nghệ An đã nỗ lực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng bộ tỉnh đề ra về công tác BĐG; tạo bước chuyển biến đồng bộ và hiệu quả.

Cơ hội trúng cử của nữ ứng cử viên - Phân tích từ kết quả bầu cử Quốc hội khóa XV

 16/08/2021

(Hội LHPN Việt Nam) - Kỳ bầu cử Quốc hội khóa XV đã diễn ra thành công, trong đó phải kể đến thành tích đạt tỷ lệ nữ đại biểu lên đến 30,26% - cao nhất kể từ Quốc hội khóa VI trở lại đây. Nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đã tăng cả về chất lượng và số lượng, dự đoán sẽ mang đến nhiều đóng góp tích cực cho Quốc hội và đất nước. Để có thể duy trì và phát huy kết quả này, cần giải quyết những hạn chế liên quan đến kết hợp cơ cấu ứng cử viên và sắp xếp ứng cử viên tại các đơn vị bầu cử.

Đề xuất sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới

 25/07/2021

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực bình đẳng giới.

Thúc đẩy bình đẳng giới trong lãnh đạo, quản lý

 20/07/2021

Công tác bình đẳng giới nói chung và công tác bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị nói riêng là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Việt Nam đã có một khung pháp lý khá đầy đủ để bảo đảm quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực tham chính. Tuy nhiên, để hướng tới việc bình đẳng giới thực chất, đòi hỏi người đứng đầu các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị phải cùng nhau hành động.

Nghệ An có 1590 nữ Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ các cấp

 21/11/2019

Đó là thông tin được báo cáo tại Hội nghị Tổng kết đánh giá hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Nghệ An năm 2019 được tổ chức sáng 21/11. Chủ trì hội nghị có đồng chí Đoàn Hồng Vũ – Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở LĐTB &XH, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh. Tham dự hội nghị có đại diện Sở Nội vụ, Tỉnh đoàn, các sở, ban ngành, Hội phụ nữ các cấp...

Bình đẳng giới: Nhìn từ công tác cán bộ nữ ở Nghệ An

 22/11/2019

Mục tiêu số 1 của Chiến lược quốc gia về bình đẳng Giới giai đoạn 2011-2020 là tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị. Để đạt được mục tiêu này, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã rất quan tâm công tác cán bộ nữ, từ tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm và chính sách cán bộ.

Tăng cường vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý và nữ đại biểu dân cử

 24/05/2019

Sáng nay (24/5/2019), tại thành phố Vinh, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phối hợp với Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Nghệ An tổ chức Hội thảo tăng cường vai trò của phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý và nữ đại biểu dân cử.

Lựa chọn cán bộ nữ tiêu biểu, xuất sắc để bố trí, sử dụng hợp lý

 24/05/2019

Tiếp tục lựa chọn, phát hiện những cán bộ nữ tiêu biểu, xuất sắc, nhất là những người đã được thử thách qua thực tiễn, có thành tích nổi trội. Đó là ý kiến của đồng chí Võ Thị Minh Sinh –Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

UBQG Vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam triển khai kế hoạch công tác năm 2018

 06/05/2019

Ở Nghệ An, thời gian qua, công tác cán bộ nữ luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo, nhờ đó đội ngũ cán bộ nữ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, thực tiễn công tác cán bộ nữ vẫn còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với năng lực và sự phát triển của lực lượng lao động nữ.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 12 - Trường Thi - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 02383 598 899
Email: banvstbpnnghean@gmail.com