Tóm tắt khuyến nghị chính sách: Một số khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Bình Đẳng Giới

 16/05/2021

Báo cáo Tóm tắt chính sách đưa ra những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.

/Data/Images/files/KHuy%E1%BA%BFn%20ngh%E1%BB%8B%20s%E1%BB%ADa%20%C4%91%E1%BB%95i%20b%E1%BB%95%20sung%20Lu%E1%BA%ADt%20b%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BA%B3ng%20gi%E1%BB%9Bi.pdf

Báo cáo Tóm tắt chính sách đưa ra những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. Cách tiếp cận dựa trên quyền con người được áp dụng trong quá trình rà soát nhằm đánh giá tính nhất quán giữa Luật Bình đẳng giới và các luật khác của Việt Nam và so sánh với 58 nguồn luật nhân quyền quốc tế khác nhau, đặc biệt là Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) cũng như đánh giá hiệu quả thi hành Luật Bình đẳng giới. Nhóm nghiên cứu đã rà soát Luật Bình đẳng giới cũng như các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến bình đẳng giới của Việt Nam, đồng thời phỏng vấn 32 cán bộ liên quan ở cấp trung ương và 260 cán bộ cấp tỉnh, địa phương, các tổ chức, đoàn thể xã hội, cũng như người dân tại 05 tỉnh địa bàn lấy mẫu: Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Lào Cai và Trà Vinh. Báo cáo Tóm tắt chính sách được thực hiện thông qua phân tích các phát hiện chính, kết luận và khuyến nghị từ Báo cáo rà soát, trên cơ sở đó xác định 05 vấn đề cần ưu tiên để giải quyết trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn.

Có thế bạn quan tâm ?

Tác động của đại dịch Covid19 đến sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam

 05/08/2021

Đại dịch COVID-19 đang đe dọa trở thành một trong những thử thách lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong lịch sử đương đại. COVID-19 có khả năng tước đi mạng sống, làm quá tải các hệ thống y tế và dẫn đến sự thay đổi chính trị lâu dài ở các quốc gia. Tác động của COVID-19 vượt xa các khó khăn mà các Đơn vị Chăm sóc Tích cực (ICU) và các khoa Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm phải gánh chịu.

Tóm tắt khuyến nghị chính sách - Thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ: Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ Gây Thiệt Hại Hiện Thời và Lâu Dài Về Kinh Tế

 02/03/2021

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2030. Đây là thời điểm thích hợp để làm rõ các tác động về kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam (BLPN) gây ra. Với thế mạnh là tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia hoạt động kinh tế cao, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới (73%).

Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới

 25/09/2020

Báo cáo Tóm tắt chính sách đưa ra những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. Cách tiếp cận dựa trên quyền con người được áp dụng trong quá trình rà soát nhằm đánh giá tính nhất quán giữa Luật Bình đẳng giới và các luật khác của Việt Nam và so sánh với 58 nguồn luật nhân quyền quốc tế khác nhau, đặc biệt là Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) cũng như đánh giá hiệu quả thi hành Luật Bình đẳng giới.

Tờ rơi bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

 30/06/2020

Theo Nghị định số 55/2009/NĐ_CP ngày 10/6/2009, hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị có thể bị phạt đến 40.000.000 đồng. Ngoài các hình thức phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, theo Luật hình sự 2015, hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 02 năm.

Tờ rơi "Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị"

 30/06/2020

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến bộ lâu dài của xã hội. Trao quyền cho phụ nữ được thể hiện dưới nhiều hình thức:trao quyền năng kinh tế, trao quyền giáo dục, quyền văn hóa, xã hội, trao quyền năng chính trị. Thúc đẩy phụ nữ tham chính là trao quyền cho phụ nữ về mặt chính trị, đảm bảo sự đại diện bình đẳng của phụ nữ trong chính trị. Đây chính là vấn đề cốt lõi gắn liền với sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia.

Tờ rơi phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em

 30/06/2020

Phòng chống xâm hại trẻ em - Hãy lên tiếng và hành động để bảo vệ trẻ em

Tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2020

 30/06/2020

Tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2020

Nghệ An – Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018

 17/11/2018

Sáng ngày 15/11/2018, tại Thị xã Thái Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 12 - Trường Thi - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 02383 598 899
Email: banvstbpnnghean@gmail.com