Tác động của đại dịch Covid19 đến sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam
Đại dịch COVID-19 đang đe dọa trở thành một trong những thử thách lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong lịch sử đương đại. COVID-19 có khả năng tước đi mạng sống, làm quá tải các hệ thống y tế và dẫn đến sự thay đổi chính trị lâu dài ở các quốc gia. Tác động của COVID-19 vượt xa các khó khăn mà các Đơn vị Chăm sóc Tích cực (ICU) và các khoa Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm phải gánh chịu.
/Data/Images/files/%E1%BA%A4n%20ph%E1%BA%A9m%20T%C3%A1c%20%C4%91%E1%BB%99ng%20c%E1%BB%A7a%20%C4%90%E1%BA%A1i%20d%E1%BB%8Bch%20Covid%2019%20%C4%91%E1%BA%BFn%20b%C3%A0%20m%E1%BA%B9%20v%C3%A0%20tr%E1%BA%BB%20em.pdf
Tại các quốc gia trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, hệ thống y tế có thể phải cân bằng giữa nhu cầu ứng phó trực tiếp với đại dịch COVID-19 và việc hoạch định chiến lược và phối hợp hành động để duy trì cung cấp dịch vụ y tế thiết yếu, và làm giảm thiểu nguy cơ sụp đổ cả hệ thống y tế. Nhiều quốc gia hiện đang thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm như phong tỏa, dừng các hoạt động kinh doanh, giao thương, cấm/hạn chế đi lại và giãn cách xã hội. Việc đình trệ cung cấp dịch vụ ở các hệ thống y tế đã quá tải và sự phân tán nguồn lực của sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS/SKTD) thiết yếu dành cho các hoạt động chống dịch có thể sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở bà mẹ và trẻ em, như đã từng thấy trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo trước đây. Tà liệu kỹ thuật này sẽ trình bày ước tính về tác động của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe bà mẹ và hoạch hóa gia đình ở Việt Nam.
Tờ rơi bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị
30/06/2020
Theo Nghị định số 55/2009/NĐ_CP ngày 10/6/2009, hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị có thể bị phạt đến 40.000.000 đồng. Ngoài các hình thức phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, theo Luật hình sự 2015, hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 02 năm.
Tờ rơi "Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị"
30/06/2020
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến bộ lâu dài của xã hội. Trao quyền cho phụ nữ được thể hiện dưới nhiều hình thức:trao quyền năng kinh tế, trao quyền giáo dục, quyền văn hóa, xã hội, trao quyền năng chính trị. Thúc đẩy phụ nữ tham chính là trao quyền cho phụ nữ về mặt chính trị, đảm bảo sự đại diện bình đẳng của phụ nữ trong chính trị. Đây chính là vấn đề cốt lõi gắn liền với sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia.