Nghệ An – Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018

 17/11/2018

Sáng ngày 15/11/2018, tại Thị xã Thái Hòa, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2018 với chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”

Tham dự buổi lễ có đồng chí Lê Minh Thông - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đoàn Hồng Vũ - Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở LĐTB & XH cùng đại diện Lãnh đạo các Sở, ban, ngành cấp tỉnh và các địa phương.

Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã thực hiện tốt công tác bình đẳng giới, và thu được những kết quả đáng kể. Tỷ lệ phụ nữ trên địa bàn tỉnh chiếm hơn 50% lực lượng lao động; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội đạt 30,8%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt 27,5%, cấp huyện đạt 29,2%, cấp xã đạt 28,1%; có 26% tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp. Công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đã giúp cho hàng triệu gia đình thoát nghèo và nâng cao mức sống. Đến nay, có hàng trăm mô hình gia đình phát triển kinh tế, gia đình hiếu học, hàng trăm Câu lạc bộ gia đình không có bạo lực được hình thành và duy trì.

Tỉnh đã và đang ưu tiên các nguồn lực cần thiết để thực hiện nhiều giải pháp nhằm thu hẹp dần khoảng cách về giới trên mọi lĩnh vực; cải thiện hơn nữa sự tiếp cận của phụ nữ và trẻ em với các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm, nhất là phụ nữ ở các vùng khó khăn. Những thành tựu đạt được về bình đẳng giới góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, một số cấp ủy Đảng, chính quyền, một bộ phận cán bộ, lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức, chưa xây dựng được ý thức tập thể đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến bạo lực với phụ nữ và trẻ em. Vẫn còn hiện tượng tảo hôn, bạo lực và xâm hại phụ nữ và trẻ em. Tình trạng ly hôn, chung sống không kết hôn và nạo phá thai trước hôn nhân ngày càng gia tăng đã để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội, trong đó, tổn thương nhất vẫn là phụ nữ và trẻ em…

Với chủ đề “Chủ động phòng, chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em”, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới được triển khai với ý nghĩa huy động sự tham gia, vào cuộc một cách đồng bộ của các cơ quan, tổ chức và mọi người dân, đặc biệt là nam giới trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới, phòng chống bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em. Việc các cơ quan, đơn vị, địa phương có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hưởng ứng Tháng hành động này là sự thể hiện cam kết thực hiện bình đẳng giới, từ đó góp phần giảm thiểu, chấm dứt bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em.

Phát biểu tại lễ phát động, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông yêu cầu các sở, ngành, đoàn thể, các địa phương tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ vào chương trình, kế hoạch hàng năm, giai đoạn của các ngành, địa phương.

Đồng chí Lê Minh Thông cũng đề nghị các cấp các ngành cần tăng cường tuyên truyền, thực thi pháp luật về bình đẳng giới, đặc biệt là Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em...

Có thế bạn quan tâm ?

Tác động của đại dịch Covid19 đến sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hóa gia đình tại Việt Nam

 05/08/2021

Đại dịch COVID-19 đang đe dọa trở thành một trong những thử thách lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt trong lịch sử đương đại. COVID-19 có khả năng tước đi mạng sống, làm quá tải các hệ thống y tế và dẫn đến sự thay đổi chính trị lâu dài ở các quốc gia. Tác động của COVID-19 vượt xa các khó khăn mà các Đơn vị Chăm sóc Tích cực (ICU) và các khoa Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm phải gánh chịu.

Tóm tắt khuyến nghị chính sách: Một số khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Bình Đẳng Giới

 16/05/2021

Báo cáo Tóm tắt chính sách đưa ra những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020.

Tóm tắt khuyến nghị chính sách - Thiệt hại kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ: Bạo Lực Đối Với Phụ Nữ Gây Thiệt Hại Hiện Thời và Lâu Dài Về Kinh Tế

 02/03/2021

Việt Nam đang trong quá trình xây dựng Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội giai đoạn 2021-2030. Đây là thời điểm thích hợp để làm rõ các tác động về kinh tế do bạo lực đối với phụ nữ tại Việt Nam (BLPN) gây ra. Với thế mạnh là tỷ lệ phụ nữ và nam giới tham gia hoạt động kinh tế cao, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động cao nhất trên thế giới (73%).

Báo cáo rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới

 25/09/2020

Báo cáo Tóm tắt chính sách đưa ra những vấn đề chính được phát hiện trong quá trình rà soát độc lập 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới được thực hiện từ năm 2018 đến năm 2020. Cách tiếp cận dựa trên quyền con người được áp dụng trong quá trình rà soát nhằm đánh giá tính nhất quán giữa Luật Bình đẳng giới và các luật khác của Việt Nam và so sánh với 58 nguồn luật nhân quyền quốc tế khác nhau, đặc biệt là Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) cũng như đánh giá hiệu quả thi hành Luật Bình đẳng giới.

Tờ rơi bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị

 30/06/2020

Theo Nghị định số 55/2009/NĐ_CP ngày 10/6/2009, hành vi vi phạm hành chính về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị có thể bị phạt đến 40.000.000 đồng. Ngoài các hình thức phạt chính, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung và bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Bên cạnh đó, theo Luật hình sự 2015, hành vi xâm phạm đến quyền bình đẳng giới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền tối đa lên đến 100.000.000 đồng hoặc phạt tù đến 02 năm.

Tờ rơi "Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị"

 30/06/2020

Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ là chìa khóa thúc đẩy sự phát triển bền vững và tiến bộ lâu dài của xã hội. Trao quyền cho phụ nữ được thể hiện dưới nhiều hình thức:trao quyền năng kinh tế, trao quyền giáo dục, quyền văn hóa, xã hội, trao quyền năng chính trị. Thúc đẩy phụ nữ tham chính là trao quyền cho phụ nữ về mặt chính trị, đảm bảo sự đại diện bình đẳng của phụ nữ trong chính trị. Đây chính là vấn đề cốt lõi gắn liền với sự thịnh vượng và phát triển bền vững của một quốc gia.

Tờ rơi phòng chống bạo lực xâm hại trẻ em

 30/06/2020

Phòng chống xâm hại trẻ em - Hãy lên tiếng và hành động để bảo vệ trẻ em

Tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2020

 30/06/2020

Tờ rơi phòng chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2020

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 12 - Trường Thi - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 02383 598 899
Email: banvstbpnnghean@gmail.com