Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam tăng 4 bậc

 04/04/2023

(molisa.gov.vn) Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 tăng 4 bậc so với năm 2021, trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến bộ rõ rệt. Đây là thông tin được nêu trong cuộc làm việc củaThường trực Ủy ban Xã hội và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và các mục tiêu quốc gia bình đẳng giới năm 2022 được tổ chức chiều ngày 03/4. Chủ nhiệm

Chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 tăng 4 bậc
Báo cáo tại cuộc làm việc, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới Lê Khánh Lương cho biết, năm vừa qua, công tác bình đẳng giới tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Quốc hội ngày càng đẩy mạnh việc thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đăng giới trong đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và trong các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội thông qua. Chính phủ đã tích cực, chủ động chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình về bình đẳng giới. Các bộ, ngành, địa phương đều xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến lược.
Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới. Quốc hội đẩy mạnh việc thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm và trong các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội thông qua, bảo đảm tính khả thi, làm rõ trách nhiệm và nguồn lực. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới được xây dựng, sửa đổi, góp phần đảm bảo và thúc đẩy bình đẳng giới, phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Đặc biệt, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được thông qua đã góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình và hỗ trợ cho nạn nhân, đảm bảo quyền con người và thúc đẩy bình đẳng giới. Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch, đề án,... đã được thực hiện tương đối nghiêm túc.
Công tác truyền thông về bình đẳng giới được tăng cường với sự tham gia tích cực của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong đội ngũ cán bộ, công chức và nhân dân về thực hiện bình đẳng giới.
Nhìn chung, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đều có những tiến bộ so với năm 2021, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới, số lượng và tỉ lệ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt tăng so với năm 2021 và tiệm cận với chỉ tiêu đề ra đến năm 2025. Các chỉ tiêu đã đạt mục tiêu đến năm 2025 tiếp tục được duy trì.
Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2022 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố vào tháng 7/2022, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2022 là 83/146 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2021 (năm 2021 Việt Nam xếp thứ 87/144 quốc gia), trong đó các chỉ số về trao quyền cho phụ nữ, lĩnh vực sức khỏe và giáo dục có những bước tiến bộ rõ rệt. Kinh phí cho công tác bình đẳng giới tiếp tục được quan tâm, bố trí và lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, từng bước đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai các nhiệm vụ của lĩnh vực bình đẳng giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới cho biết, vẫn còn những khó khăn, tồn tại, hạn chế. Cụ thể, công tác chỉ đạo, giám sát, đánh giá của cấp ủy đảng, người đứng đầu các đơn vị ở một số bộ, ngành, địa phương đối với việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới nói chung, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030 nói riêng chưa được kịp thời, sát sao. Các kế hoạch triển khai thực hiện còn chung chung chưa gắn với điều kiện cụ thể của địa phương, đặc biện thiếu các giải pháp cụ thế, đồng bộ khi triến khai các mục tiêu, chỉ tiêu.
Bộ máy quản lý Nhà nước và nhân sự làm công tác bình đẳng giới vẫn thiếu tính ổn định, số lượng công chức quản lý nhà nước chuyên trách về công tác bình đẳng giới ở các ngành, các cấp, nhất là ở cơ sở còn ít. Cán bộ làm công tác trẻ em, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cấp huyện, xã có sự biến động nhiều và phải kiêm nhiệm nhiều việc nên hiệu quả triển khai nhiệm vụ còn nhiều hạn chế và chưa thực chất.
Công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới vẫn tiếp tục còn gặp nhiều khó khăn do thiếu các công cụ theo dõi, kiếm tra, đánh giá việc thi hành pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch về bình đẳng giới, thông tin về giới ở nhiều lĩnh vực còn thiếu và chưa đồng bộ. Một số chỉ tiêu của Chiến lược được thu thập, đánh giá thông qua các cuộc Tổng điều tra, khảo sát nên không có số liệu để báo cáo, đánh giá hằng năm. Tỉ lệ các cơ quan thuộc Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ có tỉ lệ nữ lãnh đạo chủ chốt còn khiêm tốn, do các vị trí lãnh đạo này thường ít có biến động trong nhiệm kỳ nên việc thực hiện các giải pháp cần có thời gian khá dài để đưa lại kết quả rõ rệt…
Cần giải pháp cụ thể thực hiện từng chỉ tiêu, mục tiêu, kèm theo nhân lực, kinh phí
Thảo luận tại cuộc làm việc, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội Nguyễn Thanh Cầm chỉ ra rằng, theo báo cáo của Bộ, mỗi năm đều có khó khăn đặc thù trong công tác này. Tuy nhiên có những khó khăn tồn tại trong nhiều năm, đó là vấn đề về cán bộ làm công tác bình đẳng giới. Trong đó, cán bộ kiêm nhiệm nhiều, thay đổi thường xuyên, thiếu người chuyên trách…Hay những khó khăn về công tác thống kê bình đẳng giới. Qua nhiều năm có những chỉ tiêu vẫn chưa đong đếm được; trách nhiệm của các Bộ trong việc thực hiện Bộ chỉ tiêu quốc gia vẫn còn hạn chế.
Bên cạnh đó, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Lâm Văn Đoan, nguồn ngân sách dành cho bình đẳng giới đang được lồng ghép chủ yếu vào trong các chương trình mục tiêu quốc gia, không có ngân sách riêng. Đề nghị các Bộ, ngành cho biết nếu lồng ghép như vậy thì có thể đảm bảo ngân sách để thực hiện mục tiêu bình đẳng giới thực chất hay không? Ở cấp địa phương không có mục chi riêng về bình đẳng giới; nhiều dự án trọng tâm vẫn chưa phân bổ được kinh phí…Do đó, cần chỉ rõ nguyên nhân của vướng mắc này để đưa ra giải pháp phù hợp.
Một số đại biểu đề nghị các Bộ, ngành cần có phương án cụ thể về tổ chức thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) vừa được ban hành; đảm bảo kế hoạch triển khai rõ ràng, tránh chung chung; sớm ban hành Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về bình đẳng giới cụ thể trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm ở cấp quốc gia và địa phương.
Có đại biểu cũng chỉ rõ, trong công tác tuyên truyền, truyền thông bình đẳng giới, bên cạnh những hình thức truyền thông cơ bản, truyền thống, cần chú trọng đến mảng phương tiện truyền thông trên mạng xã hội, các cuộc thi. Đồng thời cần tăng cường kiểm tra, giám sát ở các địa phương cụ thể về việc thực hiện công tác này.
Tham gia ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội chỉ ra rằng, trong mục tiêu 1 về lĩnh vực chính trị có những chỉ tiêu rất hay như chỉ tiêu “Đến năm 2025 đạt 60% và đến năm 2030 đạt 75% các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ”. Tuy nhiên, theo đại biểu, đây cũng là chỉ tiêu rất khó thực hiện, phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trình độ của chính cá nhân những người nữ cán bộ; phụ thuộc vào người thủ trưởng và cộng đồng. Do đó, cần có giải pháp tạo điều kiện cho cán bộ nữ được học tập, đào tạo, có cơ chế để cán bộ nữ được rèn luyện, được tỏa sáng.
Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh chỉ ra rằng, bên cạnh số liệu thống kê từ điều tra quốc gia, cần bổ sung số liệu thống kê hàng năm của các ngành, đồng thời Làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chịu trách nhiệm thống kê.
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội cũng nhấn mạnh cần đảm bảo chất lượng của các chỉ tiêu, hiệu quả thực chất đã được như mong muốn hay chưa, rà soát lại các mục tiêu bình đẳng giới, đảm bảo thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để nữ giới và nam giới tham gia thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự nghiệp bền vững của đất nước.
 

Có thế bạn quan tâm ?

Việt Nam có tỉ lệ nữ tham gia chính trị thuộc nhóm đứng đầu thế giới.

 05/04/2023

(molisa.gov.vn) Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung vừa thay mặt Chính phủ có báo cáo gửi Quốc hội về kết quả thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới năm 2022. Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến tháng 12/2022, có 15/30 bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ, đạt 50%, tăng 3,4% so với năm 2021.

Phá bỏ rào cản và trao quyền cho phụ nữ một cách toàn diện - cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam

 04/03/2023

(molisa.gov.vn) Nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/3, ngày 03/3/2023, tại Hà Nội, Bộ LĐTBXH, Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam phối hợp với cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách với chủ đề “Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”. Sự kiện với sự tham gia của gần 100 đại biểu là lãnh đạo và cán bộ của các bộ, ban, ngành ở Trung ương và một số địa phương, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, các cơ quan của Liên Hợp quốc

Nghệ An chú trọng đa dạng hóa các loại hình truyền thông về bình đẳng giới

 06/03/2023

(Baonghean.vn) - Năm 2022, đa số chỉ tiêu về bình đẳng giới của Nghệ An đạt và vượt kế hoạch. Tuy nhiên, công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của tỉnh vẫn còn những hạn chế, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, địa phương.

Bình đẳng giới để phát triển bền vững

 02/01/2023

(Baonghean.vn) - Thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới đã giúp các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công dân thấy rõ nguy cơ, thực trạng của vấn đề bất bình đẳng giới, từ đó nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của bình đẳng giới đối với sự phát triển xã hội, cộng đồng.

Nghệ An: Cụ thể hóa chủ trương về Bình đẳng giới

 22/12/2022

(baodansinh.vn) Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã có nhiều giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước về Bình đẳng giới ngày càng hiệu quả và đi vào chiều sâu, có nhiều đổi mới trong quá trình chỉ đạo, điều hành. các chỉ tiêu về bình đẳng giới được lồng ghép trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Nghệ An: Vì sự tiến bộ của phụ nữ - Đánh dấu sự phát triển trên nhiều lĩnh vực

 21/12/2022

(Baodansinh.vn) Cùng với sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Nhà nước Vì sự tiến bộ của phụ nữ, thời gian qua các tầng lớp phụ nữ trong tỉnh Nghệ An đã không ngừng phấn đấu, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo trên các lĩnh vực. Từ đó, phụ nữ Nghệ An đã khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội, đóng góp tích cực cho phát triển của địa phương.

Nghệ An thuộc nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cao trên toàn quốc

 12/10/2022

(Baonghean.vn) - Chiều 11/10, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức tổng kết 15 năm thi hành Luật Bình đẳng giới (giai đoạn 2007 - 2022) và tọa đàm kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2022).

Tháng 10 - Sôi nổi các hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp

 30/10/2022

Trong tháng 10/2022, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở của tỉnh Nghệ An đã tổ chức nhiều hoạt động về bình đẳng giới và hướng về kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Đoàn khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội làm việc tại tỉnh Nghệ An

 17/06/2022

Ngày 17/6, Đoàn công tác của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội do đồng chí Nghiêm Xuân Nam - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới làm Trưởng đoàn, đã đến làm việc, khảo sát thực tế tại tỉnh Nghệ An để phục vụ đánh giá thực trạng triển khai thi hành Luật bình đẳng giới tại tỉnh Nghệ An. Tham dự buổi làm việc có đồng chí Bùi Văn Hưng, Phó giám đốc Sở Lao động - TB&XH, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện tỉnh Nghệ An.

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển, hội nhập với những giá trị thời đại

 10/03/2022

(nhandan.vn) Sáng 10/3, dự Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 12 - Trường Thi - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 02383 598 899
Email: banvstbpnnghean@gmail.com