Lễ công bố Báo cáo “Cách tiếp cận Xây dựng Luật Bình đẳng giới bao trùm nhóm thiểu số về Giới và tính dục”

 15/06/2023

Chiều ngày 14/6, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Báo cáo “Cách tiếp cận Xây dựng Luật Bình đẳng giới bao trùm nhóm thiểu số về Giới và tính dục”. Báo cáo chính sách là ấn phẩm của Dự án trao quyền Kinh tế cho phụ nữ Việt Nam trong khuôn khổ Chương trình Đối tác giữa chính phủ Australia và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam.

Tại Lễ công bố, bà Helle Buchhave, Chủ nhiệm Dự án Tăng cơ hội kinh tế cho phụ nữ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cho biết: Ở mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, một số nhóm cư dân phải đối mặt với với những rào cản ngăn họ tham gia bình đẳng vào đời sống chính trị, kinh tế và xã hội ở quốc gia của họ. Do định kiến ăn sâu bén rễ và các chuẩn mực xã hội có hại, các nhóm thiểu số về giới và tính dục tiếp tục phải chịu tình trạng phân biệt đối xử, loại trừ về kinh tế và xã hội cũng như nạn bạo lực.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang tiến hành cập nhật Luật Bình đẳng giới (BĐG) năm 2006. Do khung pháp lý hiện hành của Việt Nam định nghĩa BĐG theo nhị nguyên giới -nam và nữ- mà không đề cập bao trùm xu hướng tính dục, bản dạng giới, thể hiện giới và đặc điểm giới tính (SOGIESC). Việc cập nhật Luật này là cơ hội tốt và là điểm khởi đầu quan trọng để mở rộng phạm vi và định nghĩa về BĐG bao gồm cả SOGIESC. Yếu tố quan trọng giúp xây dựng xã hội công bằng và toàn diện là hiểu được các trở ngại về pháp lý và thể chế mà các nhóm yếu thế (gồm nhóm thiểu số về giới và tính dục) phải đối mặt, khiến họ không thể tham gia đầy đủ, hưởng lợi và đóng góp cho nền kinh tế trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Để thúc đẩy khả năng bao trùm các nhóm yếu thế trong khung pháp lý của Việt Nam, báo cáo này khuyến nghị Luật BĐG năm 2006 cần được cập nhật theo góc nhìn liên tầng để giải quyết những bất lợi chung mà các nhóm thiểu số về giới và tính dục đang phải đối mặt. Báo cáo dựa trên kinh nghiệm và dữ liệu quốc tế có liên quan, hoàn thiện thêm bằng dữ liệu hiện có ở Việt Nam, cũng như dựa trên đánh giá về Luật BĐG hiện tại và đánh giá các khung pháp lý liên quan. Các khuyến nghị cải cách chính sách mà Báo cáo đưa ra gồm: Mở rộng định nghĩa về BĐG, trong đó có định nghĩa SOGIESC; Công nhận nhóm thiểu số về giới và tính dục; Bảo vệ những người thuộc cộng đồng LGBTI; Thực hiện, lồng ghép và thúc đẩy BĐG mang tính bao trùm.

Tại Hội nghị, ông Lê Khánh Lương, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐTBXH) cho biết: Từ khi được ban hành, Luật BĐG đã góp phần tăng cường nhận thức, trách nhiệm và hành động của nhà nước, xã hội, người dân trong thúc đẩy BĐG. Kết quả thực hiện BĐG trong các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đã có những chuyển biến tích cực. Việt Nam được công đồng quốc tế đánh giá là quốc gia thực hiện khá tốt BĐG.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện BĐG cũng còn nhiều tồn tại, vướng mắc xuất phát từ các quy định và thực tiễn thi hành chính sách, pháp luật về BĐG. Định kiến giới, khuôn mẫu giới còn khá phổ biến từ trong gia đình tới xã hội; Kết quả thực hiện BĐG trong các lĩnh vực chưa bền vững, còn khoảng cách giới giữa vùng miền, nhóm đối tượng yếu thế…
Ông Lê Khánh Lương cho biết, hiện Bộ LĐTBXH đang nghiên cứu, lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương về sửa đổi Luật BĐG phù hợp với pháp luật của Việt Nam và các Công ước quốc tế về quyền con người. Với các vấn đề chính sách sửa Luật BĐG được đề xuất như: Hoàn thiện nguyên tắc cơ bản về BĐG phù hợp với mục tiêu pháp triển kinh tế - xã hội bền vững, bao trùm của đất nước; Bảo đảm lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc lồng ghép giới; Mở rộng thẩm quyền ban hành biện pháp thúc đẩy BĐG và tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện biện pháp thúc đẩy BĐG. Bên cạnh đó, bảo đảm tỷ lệ giới tối thiểu trong danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý của cơ quan nhà nước; Ổn định, thống nhất và chuyên nghiệp hoá tổ chức, nhân lực
 

Có thế bạn quan tâm ?

Sở Lao động -TB&XH tổ chức tập huấn công tác bình đẳng giới trong chuyển đổi số; phòng chống bạo lực trên môi trường mạng cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật

 26/07/2023

Từ ngày 25 – 26/7/2023, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức lớp tập huấn công tác bình đẳng giới trong chuyển đổi số; phòng chống bạo lực trên môi trường mạng cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật cho 60 thành viên là Ban chấp hành hội người khuyết tật tỉnh, Ban chấp hành hội người khuyết tật của các huyện hội, chi hội, các câu lạc bộ phụ nữ khuyết tật trên địa bàn tỉnh Nghệ An và đại diện lãnh đạo Hội bảo vệ quyền trẻ em và người khuyết tật tỉnh, Trung tâm công tác xã hội tỉnh, Trung tâm

Kiểm tra công tác bình đẳng giới, hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ, công tác trẻ em tại huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn

 20/06/2023

Từ ngày 19-20/6/2023, Đoàn kiểm tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội – cơ quan thường trực Ban VSTBPN tỉnh, Ban điều hành công tác trẻ em tỉnh do đồng chí Bùi Văn Hưng – Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh làm trưởng đoàn đã làm việc với huyện Hưng Nguyên và huyện Nam Đàn kiểm tra công tác trẻ em, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn 2 huyện

Tọa đàm, đối thoại về cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

 20/04/2022

Sáng 20/4/2022, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Nghệ An phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nam Đàn tổ chức Tọa đàm, đối thoại cơ chế, chính sách hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh tế tại huyện Nam Đàn. Tham dự có đ/c Bùi Văn Hưng – PGĐ Sở Lao động – TB&XH, Phó trưởng Ban VSTBPN tỉnh, đại điện ngành cấp tỉnh liên quan, Đ/c Vương Hồng Thái – Phó Chủ tịch TTr UBND huyện, Trưởng ban VSTBPN huyện cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan cấp huyện và hơn 100 cán bộ Hội

Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong tương lai phục hồi sau đại dịch và việc làm thông qua kỹ thuật số và tài chính bao trùm

 26/08/2021

(molisa.gov.vn) Đây là chủ đề chính của Hội nghị trực tuyến Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA) diễn ra chiều 23/8, trong khuôn khổ Đại hội đồng AIPA 42. Chủ tịch Ủy ban Nữ nghị sĩ AIPA, bà Siti Rozaimeriyanty Dato Haji Abdul Rahman, thành viên Hội đồng Lập pháp Brunei điều hành Hội nghị. Đoàn Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh làm Trưởng đoàn tham dự Hội nghị Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA) được tiến hành theo hình thức trực tuyến.

Bảo đảm an toàn cho trẻ em và phụ nữ khi cách ly tại nhà

 22/08/2021

(molisa.gov.vn) Nhằm bảo đảm an toàn, phòng chống xâm hại trẻ em và bạo lực gia đình, và chăm sóc sức khỏe tâm thần, tâm lý xã hội cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt phụ nữ và trẻ em, các cán bộ cơ sở tham gia quá trình hỗ trợ cách ly và giãn cách xã hội phòng chống COVID-19, Bộ LĐTBXH phối hợp UNICEF đưa ra tài liệu Hướng dẫn bảo đảm an toàn cho trẻ em và phụ nữ khi cách ly tại nhà trong phòng chống dịch COVID-19.

“Quyền và lựa chọn: Ưu tiên sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em gái”

 12/08/2021

(Unfpa Việt Nam) Đại dịch COVID-19 dai dẳng đã làm lộ ra những yếu điểm của các hệ thống chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu, chỉ rõ những khoảng trống và thách thức trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục (SKSS&SKTD). Việc giảm phân bổ nguồn lực cho những dịch vụ này đang ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ và trẻ em gái. Vào thời điểm mang tính quyết định này, UNFPA đã chọn chủ đề cho ngày Dân số Thế giới 11/7 là “Quyền và lựa chọn là câu trả lời: Dù là bùng n

Bình yên trong gia đình: bảo vệ sức khỏe và quyền của phụ nữ và trẻ em gái - ngay cả trong đại dịch COVID-19

 10/08/2021

(Unfpa Việt Nam) Trong lời kêu gọi chấm dứt bạo lực giới trên toàn cầu, một đại dịch trong lòng đại dịch COVID-19, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã nhận định rằng hòa bình thế giới bắt đầu từ bình yên trong mỗi gia đình. Cứ ba phụ nữ lại có một người từng trải qua bạo lực thể xác hoặc tình dục trong đời. Hiện nay, trong bối cảnh các quốc gia áp dụng lệnh phong tỏa và căng thẳng gia đình gia tăng thì bạo lực giới cũng trở nên phổ biến hơn. Mặt khác, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục đang phải tạm gác sang một bên để các hệ thống y tế tập trung cho cuộc chiến chống COVID-19.

Công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XV và Đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026 thành công tốt đẹp

 16/07/2021

(Hội đồng Bầu cử Quốc gia Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026) Sáng ngày 15/7, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia Vương Đình Huệ chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Triển khai công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Nghệ An năm 2021

 08/03/2021

Chiều ngày 8/3, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai công tác bình đẳng giới và hoạt động Vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2021. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Đoàn Hồng Vũ – Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội; Nguyễn Thị Quỳnh Hoa – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh.

Công bố Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực và xâm hại toàn quốc

 20/04/2021

Ngày 01/4/2021. Vụ Bình đẳng giới, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Cơ quan Liên Hợp Quốc và Bình đẳng giới (UN Women) đã lần đầu công bố cuốn “Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực và xâm hại toàn quốc”.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

BAN VÌ SỰ TIẾN BỘ PHỤ NỮ TỈNH NGHỆ AN

Địa chỉ: Số 12 - Trường Thi - Tp Vinh - Tỉnh Nghệ An

Điện thoại: 02383 598 899
Email: banvstbpnnghean@gmail.com